Lưu ý khi dùng dung dịch sát khuẩn tay nhanh cho bé

17/05/2024

Dung dịch sát khuẩn tay nhanh cho bé được ưu tiên sử dụng ở những nơi không có nước để rửa tay bằng xà bông. Khi lựa chọn dung dịch sát khuẩn cho bé, các phụ huynh nên chọn những sản phẩm có độ cồn từ 60° trở lên để đảm bảo hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn.

1. Vì sao nên rửa tay thường xuyên?

 

Bàn tay thường xuyên phải tiếp xúc với dịch tiết cơ thể và môi trường chứa mầm bệnh. Virus gây bệnh có thể theo dịch tiết lan rộng, gây bệnh cho nhiều người khi chúng ta vô tình đưa tay dính dịch tiết của bệnh nhân lên mắt, mũi, miệng,... Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là đôi tay là một trong những biện pháp quan trọng nhất để ngăn chặn sự lây lan của nhiều căn bệnh, đặc biệt là các bệnh dịch nguy hiểm như Covid-19.

Với trẻ em, phụ huynh có thể giữ vệ sinh đôi tay của bé bằng cách sử dụng nước và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn y tế. Việc rửa tay nên thực hiện sau khi trẻ sờ chạm vào người bệnh khác; sau khi tiếp xúc với ghế ngồi, sàn nhà, tay nắm cửa bệnh viện; sau khi tiếp xúc với vật nuôi; sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn uống;...

Rửa tay

Rửa tay sạch giúp phòng dịch bệnh

2. Nên rửa tay bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn tay nhanh?

 

Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch là biện pháp tốt nhất để loại bỏ vi khuẩn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc rửa tay kỹ bằng xà phòng dưới vòi nước đang chảy có thể giảm tới 60% vi khuẩn, giúp phòng ngừa hiệu quả các bệnh cúm, bệnh về đường hô hấp,... Quy trình rửa tay bằng xà phòng gồm 6 bước:

  • Làm ướt tay và rửa tay bằng xà phòng;
  • Cuốn và xoa kỹ lần lượt từng ngón tay;
  • Dùng bàn tay này chà xát lên mu bàn tay của tay kia;
  • Miết vào kẽ giữa các ngón tay;
  • Chụm 5 đầu ngón tay lại để cọ lòng bàn tay;
  • Rửa lại tay dưới vòi nước sạch để xả trôi bọt xà phòng và lau khô.

Lưu ý: Cần đảm bảo bàn tay được chà xát với xà phòng trong ít nhất 30 giây để đảm bảo loại trừ vi khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên, trong trường hợp xà phòng và nước sạch không có sẵn, phụ huynh có thể cho trẻ sử dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh có ít nhất 60% cồn. Chúng ta có thể kiểm tra nồng độ cồn của dung dịch sát khuẩn bằng cách quan sát nhãn dán của sản phẩm.

3. Lưu ý khi sử dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh cho trẻ

 

Theo các bác sĩ, dung dịch sát khuẩn y tế nói chung và nước rửa tay khô nói riêng thường gồm ethanol (cồn), sodium lactate (chất hút ẩm), deionized water (nước tinh khiết), benzalkonium chloride (chất diệt khuẩn) và fragrance (hương liệu tạo mùi thơm). Các dung dịch sát khuẩn tay nhanh thường có dạng xịt hoặc gel, được đóng vào chai có thể tích nhỏ 30 - 70ml, có mùi thơm dễ chịu, thuận tiện để mang theo bên người.

Dung dịch sát khuẩn tay nhanh có thể nhanh chóng làm giảm số lượng vi trùng lưu trú trên bàn tay của trẻ, bảo vệ bàn tay sạch sẽ trong thời gian dài nhất có thể. Nhiều loại nước rửa tay sát khuẩn còn chứa các loại vitamin, dưỡng chất giúp đôi tay luôn mềm mại. Tuy vậy, một số loại nước sát khuẩn tay nhanh cũng có một vài hạn chế như:

  • Dung dịch sát khuẩn không thể loại bỏ mọi loại vi khuẩn trên bàn tay;
  • Dung dịch rửa tay nhanh có thể không loại bỏ được các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, kim loại nặng,...;
  • Nước rửa tay khô có thể không có hiệu quả vệ sinh khi tay lấm bẩn, dính dầu mỡ,...
  • Lạm dụng nước rửa tay nhanh không rõ nguồn gốc làm tăng khả năng hấp thụ BPA - một chất hóa học nguy hiểm có thể dẫn đến ung thư;
  • Cồn trong dung dịch sát khuẩn nhanh có thể phá vỡ lớp bảo vệ virus trên da tay, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể;
  • Sử dụng dung dịch rửa tay khô lâu dài có thể làm suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ;
  • Một số loại nước rửa tay khô chứa chất hóa học tạo mùi nhân tạo, có thể gây dị ứng, viêm da, rối loạn nội tiết,..
Sát khuẩn tay

Không nên lạm dụng nước rửa tay nhanh

 

Lưu ý:

  • Dung dịch sát khuẩn có cồn có thể gây ngộ độc nếu nuốt phải. Vì vậy, phụ huynh nên để xa tầm tay của trẻ em và giám sát việc trẻ sử dụng nước rửa tay khô;
  • Hiện có nhiều loại dung dịch diệt khuẩn nhanh được bán trên thị trường, khó xác định được nguồn gốc, chất lượng và hiệu quả sát khuẩn. Vì vậy, người tiêu dùng nên tìm mua những sản phẩm có thương hiệu uy tín;
  • Không lạm dụng dung dịch sát khuẩn mạnh hoặc không rõ nguồn gốc vì có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới làn da vốn nhạy cảm của trẻ;
  • Với trẻ da khô, da bị chàm, nếu phải sử dụng các dung dịch sát khuẩn nhanh thì nên dùng sản phẩm có kèm chất dưỡng ẩm hoặc nên bôi thêm kem dưỡng ẩm da tay cho bé để tránh tình trạng khô da, kích ứng da.

 

Cách sử dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh chuẩn cho bé là:

  • Cho một lượng vừa đủ nước rửa tay khô vào lòng bàn tay theo đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất;
  • Xoa kỹ đều 2 lòng bàn tay với nhau;
  • Xoa nước rửa tay khô lên tất cả các bề mặt của bàn tay và ngón tay cho tới khi tay khô hoàn toàn. Quá trình này thường kéo dài khoảng 20 giây.

Cha mẹ không nên lạm dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh cho bé mà cần phải thực hiện đồng thời với các phương pháp khác như sử dụng dung dịch sát khuẩn đồ chơi để vệ sinh sạch sẽ đồ dùng, đồ chơi cho trẻ; tránh đưa trẻ đến nơi đông người,... Phụ huynh cũng nên hạn chế mua những loại nước rửa tay có mùi hấp dẫn vì có thể kích thích trẻ muốn nếm thử. Nên dùng nước sát khuẩn trong trường hợp trước và sau khi ăn, khi hoạt động ngoài trời, sau khi giao tiếp, đi tàu xe, vào bệnh viện,... Đồng thời, người lớn nên hạn chế thói quen ôm ấp, hôn trẻ trong mùa dịch để giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh lý về đường hô hấp.

Sát khuẩn đồ chơi của trẻ

Sát khuẩn đồ chơi, đồ dùng cho trẻ

 

 

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi
hotline 0986046786 hotline 0986046786
popup

Số lượng:

Tổng tiền: