OEM VÀ ODM – Đâu là lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp?

23/08/2024

Tìm hiểu về OEM VÀ ODM 

OEM (Original Equipment Manufacturer) hay còn gọi là nhà sản xuất thiết bị gốc.Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ thực hiện các công việc sản xuất theo thiết kế, thông số kỹ thuật được đặt trước và bán sản phẩm ra thị trường. Nói một cách dễ hiểu đó là công ty OEM sẽ chịu trách nhiệm sản xuất và phân phối sản phẩm. Đồng thời sản phẩm được đưa ra thị trường sẽ mang tên thương hiệu của bên đặt sản xuất.

Ví dụ, một công ty sản xuất nước giặt đặt hàng một nhà máy sản xuất OEM để sản xuất nước giặt cho công ty mình. Công ty sản xuất nước giặt sẽ cung cấp cho nhà máy sản xuất OEM các thông tin về thành phần, hương thơm, màu sắc, bao bì,… của sản phẩm nước giặt. Trong đó bao gồm cả tên thương hiệu của công ty sản xuất nước giặt. Nhà máy sản xuất OEM sẽ sản xuất nước giặt theo đúng yêu cầu của công ty sản xuất nước giặt, bao gồm cả việc in tên thương hiệu của công ty sản xuất nước giặt lên sản phẩm.

OEM (Original Equipment Manufacturer)

ODM (Original Design Manufacturer) hay còn gọi là nhà sản xuất thiết kế gốc. Thuật ngữ này được hiểu là doanh nghiệp sẽ  đảm nhiệm việc thiết kế, xây dựng các sản phẩm theo yêu cầu. Các công ty ODM sẽ nghiên cứu và phát triển sản phẩm, sản xuất và đóng gói. Sau đó, các công ty khác có thể mua lại sản phẩm ODM và đưa vào thị trường dưới tên của mình.

ODM (Original Design Manufacturer)

So sánh ưu điểm của OEM và ODM 

Điểm khác biệt cơ bản giữa OEM và ODM là công ty OEM tham gia vào quá trình sản xuất thực tế, còn công ty ODM chỉ đơn thuần thiết kế chứ không trực tiếp tham gia sản xuất. Dưới đây là ưu điểm cụ thể của OEM và ODM

OEM – Original Equipment Manufacturer

Ưu điểm của chiến lược OEM đó là giúp cho các đối tác nhận được sản phẩm mà không cần phải xây dựng một nhà xưởng mới. Thông qua đó, chi phí sản xuất có thể giảm xuống. Với OEM, vấn đề lựa chọn nhà sản xuất đáng tin cậy luôn cần phải được đặt lên hàng đầu.

Tiết kiệm chi phí

OEM giúp công ty không phải xây dựng nhà xưởng sản xuất, tập trung vào hoạt động phát triển thị trường, kinh doanh, marketing. Từ đó giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận.

Tăng cường nhanh chóng khả năng cạnh tranh

Với hình thức OEM, công ty có thể nhanh chóng mở rộng sản phẩm và dịch vụ  vào các thị trường mới mà không cần đầu tư nhiều về nguồn lực và thời gian.

Tăng sự linh hoạt 

OEM giúp công ty có thể tập trung vào những khía cạnh quan trọng khác như marketing, bán hàng và dịch vụ khách hàng.

Dễ dàng quản lý nguồn cung

Lợi ích khi sử dụng doanh nghiệp OEM đó là bạn có thể dễ dàng quản lý nguồn cung với quy mô lớn. Đặc biệt là khi có nhiều đối tác cung ứng cùng lúc.

Tăng sức mạnh thương hiệu

OEM giúp thương hiệu khách hàng có thêm sản phẩm mới hoặc mở rộng dòng sản phẩm mà không phải đầu tư quá nhiều vào nghiên cứu và phát triển.

ODM –  Original Design Manufacturer

Đối với ODM, bạn không phải lo lắng nhiều về việc bị ăn cắp bản quyền, công nghệ. Nhưng vì sản phẩm được làm ra theo thông số kỹ thuật của đối tác, nên có thể sẽ gây ra khó khăn khi bạn bắt tay vào sản xuất. 

ODM thường có số lượng đặt hàng tối thiểu thấp hơn nên nó thu hút nhiều khách hàng muốn hợp tác. Vì ODM cung cấp tất cả các chức năng quan trọng như thiết kế, sản xuất hay xây dựng thương hiệu cho một sản phẩm. Chính vì vậy chi phí phát triển sản phẩm thường ít hơn nhiều so với chi phí khi làm việc với OEM.

Tiết kiệm nguồn lực cho doanh nghiệp

Với hình thức ODM, khách hàng không cần phải dành nhiều thời gian và năng lực cho quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Việc này giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm cũng như tối ưu nguồn lực của doanh nghiệp.

Tích hợp công nghệ và xu hướng mới

ODM thường tích hợp công nghệ mới và xu hướng thiết kế hiện đại vào sản phẩm. Điều này giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

Giúp khách hàng sở hữu thương hiệu

Khách hàng có thể sở hữu thương hiệu của sản phẩm, tăng giá trị thương hiệu và tạo ra sự phân biệt trong thị trường.

Giảm thiểu rủi ro đối với khách hàng

ODM chịu trách nhiệm về quá trình thiết kế và sản xuất, giảm rủi ro đối với khách hàng khi triển khai sản phẩm mới.

Sản phẩm được đưa ra thị trường trong thời gian ngắn

ODM chịu trách nhiệm cả về quá trình thiết kế và sản xuất sản phẩm, mang lại một giải pháp toàn diện cho khách hàng. Do đã có sẵn thiết kế và quy trình sản xuất, ODM giúp sản phẩm nhanh chóng ra mắt thị trường.

Vậy OEM hay ODM là lựa chọn tối ưu nhất cho doanh nghiệp?

Sự khác biệt giữa OEM và ODM 

Những doanh nghiệp nhận gia công thường sẽ là những doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm sản xuất, có cơ sở thiết bị hiện đại. Chính vì vậy giúp quá trình đưa sản phẩm ra thị trường của doanh nghiệp nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Đối với doanh nghiệp không có nhiều kinh nghiệm trong ngành, dịch vụ ODM và OEM là lựa chọn tốt nhất vì tránh được những phát sinh rủi ro. Thay vì đầu tư nhà xưởng máy móc, nhân công thì các công ty sử dụng dịch vụ OEM, ODM chỉ tốn chi phí cho việc kinh doanh sản phẩm. Chính vì thế gia công là lựa chọn hữu ích nhất, giúp tiết kiệm chi phí đầu tư, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp mới tham gia ngành.

Cả OEM và ODM đều đem lại lợi thế cho doanh nghiệp nhưng mỗi doanh nghiệp sẽ có mục đích và chiến lược phát triển riêng. Vì vậy bạn hãy cân nhắc thật kĩ trước khi lựa chọn một trong hai hình thức này nhé.

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi
hotline 0986046786 hotline 0986046786
popup

Số lượng:

Tổng tiền: